CHIA SẺ

Wednesday, October 16, 2019

CÂY LỰU BỊ SÂU BỆNH PHẢI LÀM SAO?

Cây Lựu là loài Cây Cảnh, Cây Ăn Trái dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để Cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục. Tuy nhiên, Cây Lựu cũng bị một số loài sâu bệnh gây hại như: Rầy, Rệp… Bà con cần chú ý phòng trừ kịp thời.


Cây Lựu bị sâu bệnh phải làm sao

Sâu gây hại phổ biến trên Cây Lựu

Rầy Bông, Rầy Mềm và Rệp Sáp: Cây Lựu có thân gỗ nhưng nhỏ và cành khá yếu. Chính điều này sẽ khiến chúng mắc phải một số loại côn trùng tấn công như Rầy, Rệp và một số loại côn trùng… tấn công ăn lá và đục quả.

Các phòng trừ: Nếu tình trạng nhẹ Bạn có thể dùng tay tự vuốt sạch Rầy Bông mà không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Bạn còn có thể sử dụng nước rửa chén Mỹ Hảo liều lượng 1 cc/ cho 1 lít nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ Rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tưới rửa lại, các con Rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết. Nếu ở nhà chỉ trồng một cây nên chịu khó tiêu diệt ổ rệp bằng tay sẽ hiệu quả hơn.


Sâu gây hại phổ biến trên Cây Lựu

Sâu đục trái: Con cái hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác ở gần cuống (hoặc trên thân) của những trái còn non. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để ăn phá phần thịt trái, đặc biệt chúng rất thích ăn phần hạt và phần thịt trái gần xung quanh hột. Sâu tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (trái bằng ngón tay cái) đến trái lớn, sắp thu hoạch và thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Khi bị sâu hại, trái thường bị thối rất nhanh. Khi đẫy sức sâu lớn cỡ đầu chân nhang, chui ra ngoài để làm nhộng trong những lá khô xung quanh hoặc nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái. Tại những lỗ đục sâu đùn phân ra ngoài. Nếu gặp nước mưa hay gặp ẩm độ không khí cao, xung quanh lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần sang màu nâu đen.

Cách phòng trừ: Xử lý cho hoa nở tập trung, bao quả bằng bao nylon có đục lỗ hoặc bao chuyên dùng đến lúc thu hoạch, thu gom những trái bị nhiễm sâu đem tiêu hủy. Đồng thời phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan,…

Bệnh thường gặp trên Cây Lựu

Các bệnh thường gặp trên Cây Lựu bao gồm Đốm Lá, Cây Chết Thối, Thối Rữa và Thối Mềm.

Bệnh Đốm Lá do vi khuẩn: Trên lá cây xuất hiện các đốm chủ yếu là do các sinh vật gây bệnh xâm nhập gây ra, sau khi tế bào và mô của cây bị sinh vật gây bệnh phá hoại và chết đi, sẽ tạo nên bệnh đốm các loại.


Bệnh thường gặp trên Cây Lựu

Cách phòng trừ: Vào kỳ cây qua đông, cắt bỏ cành lá khô, vào thời kỳ cây sinh trưởng cần quét sạch lá rụng hoặc ngắt bỏ lá bệnh và thiêu huỷ chúng đi. Vào mùa xuân khi cây trổ cành ra lá, phun dung dịch để phòng bệnh. Khi cây phát bệnh thì phun dung dịch mildothane gấp 1000 lần 70% hoặc dung dịch badistan gấp 500 – 600 lần 50% để phòng trị.

Cây Lựu bị chết thối: Lựu là cây trồng ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt. Vì vậy, cây trồng cần được thông gió thường xuyên, không để bị ngập úng để tránh bị thối rữa và chết chóc.