CHIA SẺ

Wednesday, October 16, 2019

CÂY LỰU BỊ BỆNH XOẮN LÁ PHẢI LÀM SAO

Lựu làm một loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Nó có thể trồng được ở vườn cho trái để ăn hoặc trồng trong chậu làm Cây Kiểng, Cây Bonsai đẹp. Tuy nhiên, Cây Lựu cũng có thể bị Bệnh Xoắn Lá gây hại. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với Bạn đọc về cách điều trị cho Cây Lựu khi bị Bệnh Xoắn Lá.


Cây Lựu

Nguyên nhân Bệnh Xoắn Lá trên Cây Lựu

Bệnh Xoắn Lá thường xuất hiện trên các giống cây như Bầu Bí, Dưa Leo, Cà Chua, Ngô, Lựu và một số loại Cây Ăn Quả khác. Nguyên nhân là do các loại côn trùng chích hút như Bò Trĩ, Bù Lạch và Rệp Dưa.

Các loại vi khuẩn thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hay vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho lá cây bị xoăn lại. Ở điều kiện thời tiết nắng thì Bù Lạch ẩn nấp trong rơm rạ hoặc các lá cuốn lại.


Nguyên nhân Bệnh Xoắn Lá trên Cây Lựu

Dấu hiệu nhận biết: Bà con quan sát ở phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng.

Cách phòng trừ Bệnh Xoắn Lá cho Cây Lựu

Cách phòng bệnh: Bà con cần lựa chọn cây giống khỏe mạnh, xử lý đất trồng để loại bỏ các mầm mống gây bệnh. Hàng ngày Bà con cần chú ý tưới nước thường xuyên để tránh khô hạn làm giảm khả năng miễn dịch của cây. Đặc biệt, Bệnh Xoắn Lá gây hại chủ yếu vào mùa nắng nóng nên cần phải chú ý tăng lượng nước tưới cho cây, không để cây bị thiếu nước, đất khô cằn.


Cách phòng trừ Bệnh Xoắn Lá cho Cây Lựu

Mật độ cây trồng không nên quá dày, cắt tỉa cuốn lá bệnh đem tiêu hủy. Tránh bón nhiều phân đạm, cần tăng cường các loại phân vi lượng như sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây. Giai đoạn 20 ngày đầu khi cây con mọc thì cần phải chú ý kiểm tra và chăm sóc kỹ vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh.

Cách điều trị bệnh: Nếu mật độ bệnh nặng thì cần luân phiên phun một trong số các loại thuốc phun kỹ ở phần đọt và lá non như: Dầu khoáng SK Enspray 99EC, thuốc sinh học Comda Gold 5WG, Admire 50 EC, Actara 25WG,Confidor 100SL… Ngoài ra, Bà con cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia cây trồng trước khi sử dụng thuốc.

CÂY LỰU BỊ SÂU BỆNH PHẢI LÀM SAO?

Cây Lựu là loài Cây Cảnh, Cây Ăn Trái dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để Cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục. Tuy nhiên, Cây Lựu cũng bị một số loài sâu bệnh gây hại như: Rầy, Rệp… Bà con cần chú ý phòng trừ kịp thời.


Cây Lựu bị sâu bệnh phải làm sao

Sâu gây hại phổ biến trên Cây Lựu

Rầy Bông, Rầy Mềm và Rệp Sáp: Cây Lựu có thân gỗ nhưng nhỏ và cành khá yếu. Chính điều này sẽ khiến chúng mắc phải một số loại côn trùng tấn công như Rầy, Rệp và một số loại côn trùng… tấn công ăn lá và đục quả.

Các phòng trừ: Nếu tình trạng nhẹ Bạn có thể dùng tay tự vuốt sạch Rầy Bông mà không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Bạn còn có thể sử dụng nước rửa chén Mỹ Hảo liều lượng 1 cc/ cho 1 lít nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ Rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tưới rửa lại, các con Rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết. Nếu ở nhà chỉ trồng một cây nên chịu khó tiêu diệt ổ rệp bằng tay sẽ hiệu quả hơn.


Sâu gây hại phổ biến trên Cây Lựu

Sâu đục trái: Con cái hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác ở gần cuống (hoặc trên thân) của những trái còn non. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để ăn phá phần thịt trái, đặc biệt chúng rất thích ăn phần hạt và phần thịt trái gần xung quanh hột. Sâu tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (trái bằng ngón tay cái) đến trái lớn, sắp thu hoạch và thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Khi bị sâu hại, trái thường bị thối rất nhanh. Khi đẫy sức sâu lớn cỡ đầu chân nhang, chui ra ngoài để làm nhộng trong những lá khô xung quanh hoặc nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái. Tại những lỗ đục sâu đùn phân ra ngoài. Nếu gặp nước mưa hay gặp ẩm độ không khí cao, xung quanh lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần sang màu nâu đen.

Cách phòng trừ: Xử lý cho hoa nở tập trung, bao quả bằng bao nylon có đục lỗ hoặc bao chuyên dùng đến lúc thu hoạch, thu gom những trái bị nhiễm sâu đem tiêu hủy. Đồng thời phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan,…

Bệnh thường gặp trên Cây Lựu

Các bệnh thường gặp trên Cây Lựu bao gồm Đốm Lá, Cây Chết Thối, Thối Rữa và Thối Mềm.

Bệnh Đốm Lá do vi khuẩn: Trên lá cây xuất hiện các đốm chủ yếu là do các sinh vật gây bệnh xâm nhập gây ra, sau khi tế bào và mô của cây bị sinh vật gây bệnh phá hoại và chết đi, sẽ tạo nên bệnh đốm các loại.


Bệnh thường gặp trên Cây Lựu

Cách phòng trừ: Vào kỳ cây qua đông, cắt bỏ cành lá khô, vào thời kỳ cây sinh trưởng cần quét sạch lá rụng hoặc ngắt bỏ lá bệnh và thiêu huỷ chúng đi. Vào mùa xuân khi cây trổ cành ra lá, phun dung dịch để phòng bệnh. Khi cây phát bệnh thì phun dung dịch mildothane gấp 1000 lần 70% hoặc dung dịch badistan gấp 500 – 600 lần 50% để phòng trị.

Cây Lựu bị chết thối: Lựu là cây trồng ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt. Vì vậy, cây trồng cần được thông gió thường xuyên, không để bị ngập úng để tránh bị thối rữa và chết chóc.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY LỰU ĂN QUẢ

Cùng là một Giống Lựu ăn quả được trồng ở cùng một nơi nhưng có những nhà vườn lại đạt năng suất cao và cũng có những nhà vườn Cây Lựu cho năng suất kém. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế gia đình nhà vườn. Để giúp Cây Lựu ra quả nhiều, quanh năm thì kỹ thuật chăm sóc tổng thể cho Cây Lựu vô cùng quan trọng.


Kỹ thuật chăm sóc Cây Lựu ăn quả

Dưới đây, Chúng tôi sẽ hướng dẫn Bà con cách chăm sóc Cây Lựu ăn quả đúng kỹ thuật và Bà con có thể áp dụng ngay tại nhà như sau:

Tưới nước

Các công việc chăm sóc định kỳ và thường xuyên mà Bà con cần thực hiện để giúp Cây Lựu sinh trưởng, phát triển ngay sau khi trồng đó là tưới nước. Cây Lựu có thể chịu được nước nhưng rất sợ khô hạn. Vì vậy, Bà con cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại

Phòng trừ cỏ dại cho Cây Lựu bằng cách phủ gốc Lựu bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.


Phòng trừ cỏ dại cho Cây Lựu

Cắt tỉa cành, tạo hình

Cây Lựu có các cành nhánh phát triển rất nhanh điều này cũng không tốt cho hiệu quả kinh tế vì vậy Bà con cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Bón phân

Bên cạnh việc bón lót cho Cây Lựu lúc mới trồng thì việc bón phân định kỳ, bón thúc vào những giai đoạn nhất định là rất quan trọng. Cây Lựu ưa phân bón, trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây (15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi… Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.


Bón phân cho Cây Lựu

Phòng trừ sâu bệnh

Lựu dễ bị Rầy Mềm, Rệp Sáp tấn công. Bà con có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/1l nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ Rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, Rầy Tệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LỰU ĂN QUẢ

Cây Lựu trước kia thường được trồng bằng hạt, tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Vì muốn Cây Lựu nhanh cho trái, Bà con nhà vườn đã chuyển sang trồng Lựu bằng chiết nhánh, cách trồng này hiện nay rất phổ biến giúp Cây Lựu nhanh ra rễ, sinh trưởng tốt hơn.


Trái Lựu

Chuẩn bị đất trồng Lựu

Thời vụ trồng: Bà con nên trồng Lựu vào mùa mưa là thích hợp nhất, bởi thời gian này đất luôn được ẩm và ít tốn công tưới nước.

Mật độ trồng: Nếu trồng ngoài vườn Bà con cần trồng với khoảng cách 3mx3m, còn trồng trong chậu làm cảnh Bà con nên chọn chậu, bồn có lỗ thoát nước và đặt ở vị trí có ánh sáng.


Chuẩn bị đất trồng Lựu

Làm đất và phân bón lót:
Cây Lựu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi chuẩn bị đất trồng Lựu Bà con nên chọn đúng loại đất, nếu không cần bón lót thêm phân NPK, phân hữu cơ hoai mục và phân vi lượng.

Kỹ thuật trồng Lựu

Trồng Lựu cũng đơn giản như trồng những loại Cây Ăn Trái khác, Bà con tháo bỏ lớp nilon bọc bầu cây rồi từ từ đặt Cây Lựu Giống vào chính giữa hố đất đã đào sẵn. Sau đó, giữ cho cây đứng thẳng đồng thời vun và nệm đất vào xung quanh gốc cây sao cho cây đứng thẳng không bị nghiêng đổ.


Kỹ thuật trồng Lựu

Sau khi trồng, Bà con cần thường xuyên tưới nước cho cây con ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, tránh để cho đất bị khô cằn. Lưu ý nếu nhiệt độ dưới 15 độ C thì Cây Lựu sẽ chết, vì vậy Cây Lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

CÁCH TRỒNG LỰU LÀM CÂY BONSAI ĐẸP

Cây Lựu có nhiều ưu điểm để thích hợp trồng trong chậu, trong bồn làm Cây Bonsai như cây thân gỗ nhỏ lâu năm, dễ tạo dáng, cây cho hoa và trái đẹp, cây mang ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ. Chính vì vậy, rất nhiều người thích trồng Cây Lựu làm Cây Cảnh trước nhà, hoặc trồng làm Bonsai để trong nhà, văn phòng làm việc.


Cách trồng Lựu làm Cây BonSai đẹp

Chọn Giống Lựu làm Cây Bonsai

Hiện nay tại Việt Nam phổ biến với các Giống Lựu Trắng, Lựu Đỏ các giống Lựu này cho hoa và trái đẹp xong chúng thích hợp với việc trồng làm Cây Ăn Trái ngoài vườn.

Giống Lựu thích hợp để trồng làm cảnh, Bonsai là Giống Lựu Bông (Lựu Trung Quốc). Giống Lựu này có ưu điểm là thường xuyên cho hoa và hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rỡ trông đẹp mắt và ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu. Cây Lựu Giống trồng làm Bonsai thường được chọn là cây được nhân giống bằng hạt.


Chọn Giống Lựu làm Cây Bonsai

Cách trồng và chăm sóc Cây Lựu Bonsai

Đất và chậu trồng: Đất trồng Lựu Bonsai nên chọn đất giàu dinh dưỡng, đất mùn và được bón lót thêm phân trùn quế. Chậu trồng cần chọn chậu tương xứng với chiều cao của cây và dưới đáy phải có lỗ thoát nước.

Trồng Lựu vào chậu: Sau khi chuẩn bị xong cây giống, đất và chậu Bạn tiến hành trồng vào chậu như ý muốn. Loại bỏ lớp nilon bọc bầu cây và từ từ đặt cây vào giữa chậu đất sau đó vun đất xung quanh gốc cây để giúp cố định cây.


Cách trồng và chăm sóc Cây Lựu Bonsai

Tưới nước: Hàng ngày bạn cần tưới cho Cây Lựu 2 lần nước vào sáng sớm và buổi chiều. Nên tưới lượng nước vừa phải tránh để cây quá khô hạn mà chết.

Tỉa cành, tạo thế, tạo dáng: Là một trong những việc làm thường xuyên giúp cho Cây Lựu Bonsai đạt được hình dáng đẹp như kỳ vọng. Bạn có thể dùng dây thép để cố định cành nhánh theo thế Bonsai mong muốn.

Bón phân: Cây Lựu ưa phân bón, tuy nhiên với Cây Lựu trồng trong chậu thì Bạn không nên bón nhiều phân đạm. Phân đạm sẽ làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả.

Friday, October 27, 2017

TRỒNG CÂY LỰU BONSAI CÓ KHÓ KHĂN

Trồng Cây Lựu Bonsai là một trong những “ Thú vui tao nhã” được nhiều người ưa chuộng. Được tự tay chăm sóc Cây Lựu và thưởng thức những chùm hoa Lựu, trái Lựu nhỏ xinh sẽ thực sự rất thư giãn. Trồng được một Cây Lựu Bonsai không quá khó nhưng cũng không dễ như trồng rau xanh.


Cây Lựu

Trồng Cây Lựu Bonsai không khó

Những người yêu thích Cây Bonsai đều mê mẩn với những gốc Lựu lâu năm, going Lựu được lựa chọn trồng làm cây cảnh thường là Giống Lựu Bông. Giống Lựu này có hoa rất đẹp, quả nhỏ xíu rất thích hợp trồng làm cảnh.

Khi trồng Lựu trong chậu làm Bonsai, người trồng cần chọn chậu không lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1/3 tán cây. Người trồng cần chú ý tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ.


Trồng Cây Lựu Bonsai không khó

Lựu vốn là một loại cây ưa sáng vì thế nên trồng ở nơi có nhiều nắng, thoát nước tốt. Do Cây Lựu Bonsai bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không được ngon. 

Lựu Bonsai dễ tạo dáng theo sở thích

Bạn cũng có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho Cây Lựu theo ý thích của mình và loại bỏ những cành nhánh thừa, yếu chừa lại những nhánh khỏe mạnh để cây tập trung phát triển vào những nhánh đó.


Lựu Bonsai dễ tạo dáng theo sở thích

Không chỉ vậy, trong phong thủy Cây Lựu còn có ý nghĩa là mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nhất là những gia đình nào trồng được Cây Lựu Bonsai ra hoa kết trái. Về mặt cảm quan, Lựu cũng được xếp vào diện “Mỹ nhân” các loài cây bởi Lựu đẹp từ hình dáng đến màu sắc của cả hoa, lá, quả, cành và toàn thân.

Để có được Cây Lựu Bonsai đẹp, thường xuyên nở hoa và kết quả thì ngoài việc chăm sóc chu đáo, bón phân định kỳ người trồng cần phòng chống cả những loài sâu bệnh gây hại cho Cây Lựu Cảnh. Bởi Cây Lựu hay bị rầy bông trắng xâm hại, người trồng cây có thể dùng tay tự vuốt sạch rầy bông mà không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật.

CÁCH TRỒNG CÂY LỰU RA NHIỀU QUẢ

Lựu là một trong những loại Cây Ăn Trái nhiệt đới và ôn đới được trồng khá phổ biến ở nước ta. Cây Lựu cũng tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng để Cây Lựu ra nhiều hoa, nhiều quả thì người trồng Lựu phải chú ý một số kỹ thuật trồng, chăm sóc.


Cây Lựu Giống

Lựa chọn Cây Lựu Giống

Cây Lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh, song để trồng Lựu có trái nhanh và kinh tế thì người trồng nên trồng bằng cây giống được chiết nhánh. Cây giống của phương pháp nhân giống này có ưu điểm là rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quả ngay. Ngoài ra, Cây Lựu có thể trồng bằng chiết cây con vì Cây Lựu nảy rất nhiều cây con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.



Lựa chọn Cây Lựu Giống

Cách chăm sóc Cây Lựu ra nhiều quả

Để giúp Cây Lựu ra nhiều quả, nhiều hoa người trồng cần chú ý 3 điều kiện sau:

Đất trồng và nhiệt độ: Cây Lựu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, Cây Lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi, cần chú ý độ ẩm. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì Cây Lựu sẽ chết vì vậy cây không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.



Cách chăm sóc Cây Lựu ra nhiều quả

Bón phân hợp lý: Cây Lựu ưa phân bón, đặc biệt trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón Cây Lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

Tỉa cành tạo tán: Người trồng cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

CÂY LỰU GIỐNG TRỒNG BAO LÂU CÓ TRÁI

Cây Lựu thông thường trồng sau 1-2 năm sẽ bắt đầu cho hoa trái. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do có sự khác nhau về Cây Lựu Giống, cách chăm sóc của người trồng, điều kiện tự nhiên.


Cây Lựu Giống

Cách lựa chọn Cây Lựu Giống

Cây Lựu Giống có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu Bà con trồng Lựu bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Nếu Bà con trồng bằng cách chiết nhánh thì Cây Lựu rất nhanh ra rễ, cây sẽ rút ngắn thời gian cho quả hơn, chỉ khoảng 1 năm cây bắt đầu cho trái.


Cách lựa chọn Cây Lựu Giống

Ngoài ra, vì Cây Lựu rất nhiều cây con, nên Bà con có thể trồng Cây Lựu bằng cách chiết con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Điều kiện tự nhiên và cách chăm sóc

Điều kiện tự nhiên tại nơi trồng và cách chăm sóc của người trồng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa trái của Cây Lựu.

Cây Lựu là ưa nắng có thể trồng được nhiều nơi, nhưng để cây ra hoa và kết trái phải lưu ý cung cấp đủ ảnh sáng trực tiếp, nhiệt độ cho cây. Cây Lựu không chịu ngập úng, vì vậy phải trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng và thoát nước tốt.


Điều kiện tự nhiên và cách chăm sóc

Tưới nước: Khi trồng bên ngoài đất thì Bà con phải tưới nước thường xuyên, một ngày tưới một lần, khi tưới phải tưới luôn lên phần thân và lá để rửa sạch bụi bẩn cho cây dễ quang hợp. Nếu trồng chậu thì lượng nước tưới ít hơn, khi thấy đất khô hãy tưới nước cho cây.

Đất và phân bón: Cây Lựu ưa đất màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Ngoài ra định kỳ hằng tháng, Bà con phải bổ sung phân hóa học cho cây, nếu cây trong chậu thì không nên bón nhiều phân đạm sẽ làm cây ít ra hoa ra trái. Bà con cũng phải bổ sung phân xanh, hữu cơ hoặc trùn quế, thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và cho hoa trái sớm, quanh năm.